Cần câu là dụng cụ quan trọng quyết định đến sự thành công của buổi câu. Nó được xem là trợ thủ đắc lực giúp nối dài cánh tay của bạn, dễ dàng nhận biết hoạt động của con mồi, khả năng vươn tới chinh phục con mồi càng cao. Tuy nhiên kể từ khi thế giới công nghệ ra đời, những người mới gia nhập vào làng thế giới câu cảm thấy vô cùng bối rối khi phải đứng trước nhiều sự lựa chọn: nên mua cần câu của hãng nào, với mỗi mục đích câu, các loại cá câu, địa hình câu khác nhau thì nên chọn loại nào. Đây quả thật là vấn đề vô cùng nan giải cho một số người chưa có khái niệm, kiến thức sử dụng cần câu. Nhưng các bạn cũng đừng lo, với một số kinh nghiệm chọn cần mà Câu cá edu đã tích lũy trong những chuyến đi câu. Sau đây Câu cá edu sẽ chia sẻ 1 bài hướng dẫn chọn cần tâu tốt nhất vừa phù hợp túi tiền, vừa chất lượng, vừa phù hợp với mục đích câu cá của mình và vừa đạt được hiệu quả cao.
Trước khi mua cần, bạn phải đặt ra những câu hỏi sau:
1. Mục đích đi câu của bạn là câu giải trí hay câu chuyên nghiệp?
Ta là người mới tập câu ?
Ta hay đi câu mỗi cuối tuần ?
Ta thường tham dự những cuộc câu của dân chuyên nghiệp ?
Đó tất cả những câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi xác định mục đích đi câu của mình.
– Nếu bạn đi câu rất thường xuyên thì đó là nguyên nhân chính để bạn quyết định mua cần, nếu bạn bắt đầu bằng cách chọn mua cây cần rẻ tiền theo túi tiền của mình,thì bạn phải tìm hiểu rõ tính năng cây cần theo kỹ thuật câu bạn sẽ dùng.
– Nếu bạn trong số những người câu quanh năm thường bỏ tiền mua cây cần có chất liệu thật tốt và thật nhạy để xử dụng lâu dài.
– Nếu bạn có thuyền, ghe hay khu vực câu gần nhà thì cây cần một khúc là sự chọn lựa tốt nhất, vì thường nó nhạy và bền hơn cần nhiều khúc.
– Nếu bạn cần phải đi câu xa hay du lịch thì cần một khúc sẽ gây cồng kềnh trong việc mang theo,nên phải dùng cần loại nhiều khúc hoặc cần rút.May mắn cho người câu là hiện nay với kỹ thuật tân tiến,loại cần nhiều khúc cũng tốt giống như loại cần một khúc.
Cần câu máy rút
Cần câu máy khúc
2. Địa điểm dự định câu của bạn là gì: câu biển hay câu sông?
Câu biển
Câu sông
Câu hỏi thứ 2 bạn phải xác định rằng mình dự định đi câu ở biển hay ở sông? Bởi vì với mỗi trường hợp riêng biệt thì các hãng sản xuất có những công nghệ chế tạo riêng từ độ cong, độ cứng, các phụ tùng gắn với thân cần, bộ phận chống sự xâm nhập của nước biển… để đạt được hiệu quả tối ưu. Cây cần thật sự phát huy được tác dụng, tính năng của nó khi sử dụng đúng địa điểm.
Nếu bạn phải dùng cần ngoài tính năng của nó ta phải thật cẩn thận,đừng dìu cá theo cách bạn thường dùng,đừng cố nâng cá sát gần vợt.Tuy nhiên cũng có những người câu chủ ý dùng cần nhỏ hơn bình thường để tăng phần cảm giác lẫn hứng thú kéo cá.
3. Bạn muốn mua cần với máy đứng hay máy ngang?
Máy dọc
Máy ngang
Bạn thích câu cá với máy ngang hay máy đứng? Đối với máy đứng thì những người mới đầu học câu thích bởi sự tiện dụng, dễ dàng sử dụng của nó so với máy ngang. Ngược lại đối với máy ngang thì các cần thủ chuyên nghiệp cực kỳ thích bởi khả năng ném xa của nó, thích hợp với việc câu biển, cần đủ mạnh để đủ sức tấn công những loài thủy quái nặng ký của biển khơi.
Vì thế việc chọn lựa máy đúng theo cách câu riêng của mình là cực kỳ quan trọng. Thông thường nếu câu cá lớn thì bạn dùng máy ngang. Còn câu cá nhỏ thì ngoài việc chọn máy câu bạn còn quan tâm đến màu sắc, đường kính và độ nhạy của dây cước nữa mới mong đạt được hiệu quả cao.
4. Bạn có kiến thức về các thông số của cần chưa?
a. Chọn cần làm bằng chất liệu Graphite hay sợi thủy tinh hỗn hợp?
– Cần làm bằng sợi thủy tinh thường rẻ tiền và thường hướng tới những người mới bắt đầu. Chúng là những cây cần ít cần được bảo dưỡng , có trọng lượng trung bình và cần làm bằng sợi thủy tinh không dễ vỡ.
– Cần làm bằng sợi carbon/ graphite sức căng cao, trọng lượng lại thấp và đới nhiệt thấp.
– Sợi carbon được phân loại theo modulus căng của sợi. Tensile modulus là một thước đo của lực kéo một sợi đường kính nhất định có thể phát huy.
Modulus càng cao thì năng lượng (biểu thị tốc độ và sức mạnh của cần) lớn hơn. Tuy nhiên, modulus càng cao, càng đắt tiền và cũng dễ vỡ sau khi bị tác động một lực vào 1 điểm như “ngã,dẫm phải hoặc lùa đầu cần vào đâu đó”.
Vì vậy nếu câu cá là môn đam mê tinh tế theo bạn thì nên chọn lựa cây cần graphite có độ modulus cao, vì nó mạnh,nhanh,rất nhạy hơn so với sợi thủy tinh.
Hiện nay cần đều làm bằng graphite rất phổ biến. Việc chọn cho mình một cây cần hoàn toàn cân đối trong độ nhạy, sức mạnh và độ cong sẽ giúp bạn thấy dễ chịu và chú tâm nhiều hơn trong thao tác đôi tay và nhất là tuyệt đối giúp bạn đạt mục đích, quyết định đến thành công của chuyến đi câu của bạn.
b. Power and action (Sức mạnh và độ cong của cần)
Đây là 2 ký hiệu tiêu chuẩn ghi trên mỗi cây cần câu,có thể đó là ký hiệu không được để ý đến của phần nhiều người mới tập câu, nhưng lại là điều hữu ích khi ta phải chọn đúng cần dùng đúng lúc đúng chỗ.
* Sức mạnh (Power) được định nghĩa : “ Độ cứng cáp của cây cần để kéo cá” vì vậy nó được ghi với nhiều cấp độ khác nhau như UL (Ultralight = thật nhẹ); L (Light = nhẹ); ML (Medium Light = trung bình nhẹ) ; M (Medium = trung bình); MH (Medium Heavy = trung bình mạnh); H (Heavy = mạnh); EH (Extra Heavy = thật mạnh).
Cá càng lớn hay chướng ngại dầy đặc thì cần càng phải cứng mạnh.
* Độ cong (Action) được định nghĩa : “Cây cần sẽ cong tới cỡ nào khi ta gia tăng áp lực uốn đầu cần?” và nó được ghi chú trên thân cần theo cấp độ sau: S (Slow = chậm); M (Medium hay Moderate =trung bình); MF (Medium Fast = trung bình nhanh); F (Fast = nhanh); EF (Extra Fast = thật nhanh). Độ cong càng ít thì chất liệu thân cần càng cứng.
Theo chuẩn mực thì thân cần càng cong ít thì việc ném mồi càng chính xác,vì độ cong càng ít thì sự truyền động đến con mồi càng nhiều cũng như các hiệu quả khác là lưỡi xóc mạnh hơn khi độ cong của cần đạt tới tối đa và nhanh hơn so với cần có độ cong Slow.
5) Bạn dùng kỹ thuật câu nào?
Một trong những việc khó nhất là biết rõ cần nào dùng đúng cho từng kỹ thuật câu, đó là lý do tại sao có nhiều độ dài,thông số kỹ thuật như sức mạnh và độ cong khác nhau trên thị trường cần câu
Bây giờ ta tạm bàn đến những câu cần câu đặc biệt cho mỗi loại mồi tương ứng :
a. Lối câu chạm đáy với mồi giả gồm: mồi cao su ống (tubes); đầu chì (jigs);Texas rig, shakey, drop shot và các loại mồi giả mà ta kéo lê sát đáy hay xuyên qua rong rêu. Một thông thường chung khi dùng những loại mồi này là vị thế cần câu khi thao tác, nó chính là góc độ cầm cần và sự cảm nhận được tất cả sự va chạm khi rê.
Bởi vì khi giương cần ở vị thế cao trong trường hợp này ta thường phải dùng loại cần có độ cong Fast hoặc extra Fast do có một vài lý do thích hợp. Độ cong của cần càng ít nghĩa là cây cần có nhiều sức mạnh, dễ đóng lưỡi câu và dễ chuyển sức mạnh trong một cú giật ngắn, mặt khác kỹ thuật này thường áp dụng khi dây bị chùng sau khi kéo mồi vượt qua chướng ngại rong rêu,nó giúp ta thu dây nhanh,điều khiển mồi dễ dàng không tốn công nhiều,lẫn nhắm mục tiêu ném chính xác,trong khi cây cần có độ cong Slow sẽ chật vật trong những trường hợp rê dưới đáy.
b. Flipping jigs & Texas rigs :
Đây là hai kỹ thuật câu rất phổ biến,cho nên khi chọn cần ta nên chọn loại cần có sức mạnh từ Medium đến Medium Heavy và còn tùy thuộc ít nhiều vào kích cỡ cá cũng như mật độ dày của rong rêu.Cá lớn hay mật độ rong rêu dày thì sức mạnh cần câu càng lớn, thường loại cần Medium Heavy dùng với dây từ 10 lbs – 20 lbs là trung bình.
c. Drop shot :
Cách câu này có thể dùng cho cả 2 loại cần spinning và cần casting,nhưng có vẻ phổ biến hơn về xử dụng máy câu spinning do kỹ thuật dùng khá tinh tế vả lại máy câu spinning có bộ hãm dây tốt hơn máy casting.Khi chọn cần dùng câu drop shot ta nên chọn cần có sức mạnh từ Medium với độ cong Extra Fast,vì cần Extra Fast có tính năng hơi dịu ở đầu ngọn nhưng cứng ở thân cần giúp ta rung mồi dễ dàng và ta có thể dùng lưỡi câu thép có thân đường kính nhỏ đóng cá mà không tốn sức nhiều.
d. Shakey head :
Kỹ thuật câu này có thể là một trong những kỹ thuật đang thịnh hành nhất,nó thu hút rất nhiều tay câu bỏ tiền ra thử nghiệm trên sông hồ.Nguyên do chính là vì con mồi (giả) rất giống nguồn thực phẩm của cá dưới đáy nước và con mồi được kéo chậm rãi lâu hơn trong vùng tấn công của cá.
Khi chọn cần câu tương ứng cho kỹ thuật Shakey head thì ta nên chọn cần có sức mạnh Medium với độ cong Fast hay Extra Fast là tốt nhất.
e. Tubes (open hook) :
Câu kiểu tube với lưỡi câu lộ ra ngoài là một trong những cách câu có hiệu quả dùng bắt hầu như tất cả loài cá. Sử dụng đúng kỹ thuật câu thì ta sẽ thấy không có gì bí mật cả,kéo lết dưới đáy là kỹ thuật thông dụng câu ở các vùng đáy có cát và đá nhỏ. Chọn lựa cần câu đúng cho khu vực này là một điều thiết yếu,khi kéo con mồi lết sát đáy,bạn cần phải dùng một cây cần có sức mạnh chịu tốt ở thân nhưng đầu cần phải thật dịu để cho cá cắn câu mà không biết được ở cuối cây cần có bạn đang cầm cần. Thân cần cứng chắc giúp cho bạn đóng lưỡi vào những hàm cá có xương cứng ở cách xa từ 50m,vì vậy ta nên chọn cần có sức mạnh Medium với độ cong Fast hay Extra Fast .
Hi vọng với chút kiến thức về cách chọn chần trên sẽ giúp các bác chọn được 1 cây cần ưng ý và hợp túi tiền của mình nha!